Nấm Linh Chi Thành Phần, Công Dụng, Cách Dùng – GS.TS Đỗ Tất Lợi

Trong thời gian gần đây, Nấm Linh Chi đã trở thành một trong những sản phẩm được rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm trên thị trường thuốc Y học Cổ Truyền. Nấm Linh Chi không chỉ được coi là một loại thuốc quý giúp giảm triệu chứng của một số bệnh mãn tính, mà còn có khả năng bồi dưỡng cơ thể và chống lão hóa, mang lại vẻ đẹp cho chị em phụ nữ. Vậy tại sao Nấm Linh Chi lại có những hiệu quả thần kỳ như vậy? Hãy cùng Linh Chi Trường Xuân khám phá chi tiết về Nấm Linh Chi qua bài viết dưới đây nhé!

Nấm Linh Chi là gì?

Nấm Linh Chi còn có tên gọi khác là Linh Chi Thảo, Nấm Trường Thọ, Thuốc Thần Tiên, Vạn Niên Nhung. Tên khoa học Ganoderma Lucidum, thuộc họ Nấm gỗ Ganodermataceae.

Nấm linh chi đã được sử dụng trong y học truyền thống Trung Quốc và các nền văn hóa Đông Á khác trong hàng ngàn năm như một loại thảo dược có giá trị với sức khỏe.

Nấm Linh Chi Thành Phần, Công Dụng, Cách Dùng
Nấm Linh Chi – Ganoderma Lucidum

Hiện tại, Linh Chi xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau: nấm Linh Chi nguyên tai, Linh Chi nguyên bào tử, bào tử Nấm Linh Chi, Cốm Linh Chi, Trà Linh Chi, Cao Linh Chi, viên nang Linh Chi… với nhiều mức giá khác nhau nhưng nhìn chung là rất đắt. Ngay cả ở Trung Quốc, nấm linh chi loại tốt cũng có giá đắt hơn cả Nhân Sâm.

Mô Tả Cây Nấm Linh Chi

Trước hết, chúng ta đều biết rằng cây nấm Linh Chi không phải là vị thuốc mới phát hiện ít năm gần đây. Mà Linh Chi là một vị thuốc đã được ghi trong tập sách “Thần Nông Bản Thảo” viết từ cách đây khoảng 2000 năm. Lý Thời Trân, tác giả của cuốn “Bản Thảo Cương Mục” nổi tiếng thế giới (in lần đầu năm 1595), cũng đã giới thiệu về Linh Chi với khoảng 2.000 từ và 6 loại linh chi mang mầu sắc và tên khác nhau: Thanh Chi (linh chi màu xanh), Hồng Chi (linh chi màu hồng) còn gọi là xích chi hay đơn chi, Hoàng Chi (linh chi vàng) còn gọi là kim chi, Bạch Chi (linh chi màu trắng) còn gọi là ngọc chi, Hắc Chi (linh chi màu đen) còn gọi là huyền chi, Tử Chi (linh chi màu tím).

Tuy có ghi trong các sách cổ nhưng ít người được thấy, được sử dụng nên linh chi từ lâu vẫn thuộc loại thuốc quý hiếm, chỉ có vua chúa, người giàu mới có thể sử dụng. Từ khoảng 1990 trở lại đây, có sự hợp tác giữa các nhà khoa học hiện đại với các lương y có kinh nghiệm, bí mật của nấm Linh Chi mới dần dần được sáng tỏ, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được kết luận dứt khoát. Cần phải sử dụng và tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm của người xưa.

Về thực vật, người ta xác định Nấm Linh Chi không phải là một loại cỏ, mà là một loại nấm gỗ có cuống dài hoặc ngắn, mũ nấm có dạnh hình thận, hình tròn hoặc hình quạt. Cuống nấm thường không cắm ở giữa mũ nấm mà cắm lệch sang một phía mũ, hình trụ tròn hay dẹt, có thể phân nhánh cuống và có màu khác nhau tùy loài. Nấm Chi có thể có màu đỏ hay thay đổi từ nâu đến đỏ vàng, đỏ cam,… mặt trên bóng loáng như đánh vecni & có những vân đồng tâm.

Nấm Linh Chi có thể có cuống dài hoặc ngắn khác nhau, trên mặt mũ có những vân đồng tâm
Nấm Linh Chi có thể có cuống dài hoặc ngắn khác nhau, trên mặt mũ có những vân đồng tâm

Mặt dưới của nấm Linh Chi có mầu trắng ngà, khi già ngả màu vàng chanh đến nâu vàng, mang nhiều lỗ nhỏ li ti là các ống thụ tầng mang bào tử. Bào tử của loài xích chi có hình chứng được bao bọc bởi 2 lớp màng, màng ngoài nhẵn, không mầu, màng trong màu gỉ sắt, lỗ nẩy mầm có hình gai nhọn.

Phân Bố, Thu Hái và Chế Biến Nấm Linh Chi

Nấm Linh Chi thường thấy mọc hoang dại ở một số tỉnh của Trung Quốc (Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây…)

Gần đây, trên cơ sở những giống cây hoang dại người ta đã tổ chức trồng theo qui mô công nghiệp để đáp ứng nhu cầu dùng trong nước và xuất khẩu. Ngoài Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã tiến hành trồng nhưng khí hậu không thuận như ở Trung Quốc.

Ở nước ta, một số cơ sở cũng đã bắt đầu trồng nấm linh chi để dùng trong nước và xuất khẩu.

Một xưởng trồng nấm linh chi tại Linh Chi Trường Xuân

Người ta thu hoạch nấm, phơi sấy khô rồi sử dụng để bào chế các dạng bột, thuốc, nước ngọt…

Thành Phần Hóa Học của Nấm Linh Chi

Mặc dù mới được đưa vào sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc từ khoảng năm 1990, nhiều viện nghiên cứu thuộc các tính khác nhau ở Trung Quốc đã nghiên cứu nhưng vẫn chưa tìm được hết các hoạt chất trong Nấm Linh Chi. Chúng tôi kê sau đây là kết quả nghiên cứu của một số cơ sở:

Viện Nghiên cứu tỉnh Quảng Đông nghiên cứu thành phần hóa học của nấm linh chi mọc hoang dại thấy: nước 12-13%, lignin 13-14%, hợp chất phenol 0,08-0,1%, tro 0,022%, xenlluloza 54-56%, chất béo 1,9-2%, chất khử 4-5%, hợp chất steroit 0,14-0,16%. Có tài liệu cho biết trong nấm linh chi có 0,3-0,4% ergosterol (C28H44O).

Viện nghiên cứu kháng sinh Tứ Xuyên tìm thấy axit amin, protein, saponin, steroit.

Học viện y học Bắc Kinh phát hiện đường khử và đường kép axit amin, dầu béo.

Theo những công trình nghiên cứu mới nhất của Viện nghiên cứu linh chi của Trung Quốc thì trong hỗn hợp 6 loại linh chi có hàm lượng germanium cao hơn lượng germanium trong nhân sâm từ 5-8 lần. Germanium giúp khí huyết lưu thông, các tế bào hấp thu oxi tốt hơn. Lượng polysacarit cao có trong linh chi tăng cường miễn dịch của cơ thể, làm mạnh gan, cô lập và diệt các tế bào ung thư. Acid Ganoderic có tác dụng chống dị ứng và chống viêm.

Công dụng và liều dùng của nấm linh chi

Tính chất và tác dụng của nấm linh chi theo Thần nông bản thảo và Bản Thảo cương mục như sau:

Thanh chi tính bình, không độc chủ trị sáng mắt, bổ can khí, an thần, tăng trí nhớ, cường khí, chữa viêm gan cấp và mãn tính.

Hồng chi (xích chi, đơn chi) vị đắng, tính bình, không độc, tăng trí nhớ, chữa các bệnh thuộc về huyết và thần kinh, tim.

Hoàng chi (kim chi) vị ngọt tính bình, không độc, làm mạnh hệ thống miễn dịch.

Hắc chi (huyền chi) vị mặn tính bình, không độc, chủ trị bí tiểu tiện, sỏi thận, bệnh ở cơ quan bài tiết.

Bạch chi (ngọc chi) vị cay tính bình, không độc, chủ trị hen, ích phế khí.

Tử chi (linh chi tím) vị ngọt, tính ôn, không có độc, chủ trị đau nhức xương khớp, gân cốt.

Nói tóm lại dùng 6 loại linh chi lâu ngày sẽ giúp cho nhẹ người, tăng tuổi thọ.

Ứng dụng trên lâm sàng, theo dõi bởi những thầy thuốc YHKH tại một số bệnh viện, những thầy thuốc của YHKH Trung Quốc đã đi đến kết luận rằng nấm linh chi có tác dụng trên một số bệnh như đau thắt cơ tim, bệnh ở mạch vành, huyết áp không ổn định, khi thấp khi cao, viêm phế quản, hen, thấp khớp, viêm gan mãn, bệnh phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh, bệnh đương tiêu hóa, giúp thông minh và tăng cường trí nhớ….

Cách dùng và liều dùng đơn giản nhất là dùng toàn nấm linh chi đã phơi sấy khô, thái mỏng hoặc tán thành bột đun nước sôi kỹ (15-30 phút) lấy nước uống trong ngày. Liều dùng mỗi ngày 2-5g nấm linh chi. Nước sắc nấm linh chi có mùi thơm, vị hơi đắng, có thể thêm đường hay mật ong vào cho dễ uống.

Nhiều người còn mua nấm linh chi khô về nấu canh, nấu sup làm món ăn bổ cao cấp, có thể nầu cùng với thịt và một số vị thuốc bổ khác.

Để tiện cho người sử dụng, nhiều xưởng thuốc ở Trung Quốc đã chế nấm linh chi thành nhiều dạng thuốc như viên linh chi, nước ngọt linh chi, nước sắc linh chi đông khô đóng thành nang. Có loại trà nhân sâm để phối vị với Linh Chi…

Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS.TS Đỗ Tất Lợi xb 2006

7 thoughts on “Nấm Linh Chi Thành Phần, Công Dụng, Cách Dùng – GS.TS Đỗ Tất Lợi

  1. Pingback: canadian pharmacy tadalafil 20mg

  2. Pingback: help write an essay online

  3. Pingback: online help with essay writing

  4. Pingback: essay on help

  5. Pingback: essay writers cheap

  6. Pingback: essay help online chat

  7. Pingback: professional custom essays

Để lại một bình luận